5 thói quen có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường hay bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Có những thói quen tưởng chừng không liên quan đến bệnh tiểu đường nhưng lại là nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như ngủ quá ít, stress, thừa cân hay bỏ ăn sáng …

  1. Ngủ quá ít

Giấc ngủ quan trọng với sức khỏe không kém gì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Theo các nhà khoa học thì cách thức chúng ta ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các hormone kiểm soát sự thèm ăn và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não đối với các loại thực phẩm. Hơn thế nữa, việc thiếu ngủ còn làm suy yếu khả năng đáp ứng của các tế bào mỡ với insulin.

Ngủ quá ít có nguy cơ dẫn đến béo phì

Do đó, những người ngủ ít thường phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro về sức khỏe, bao gồm cả béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.

2. Stress và thừa cân

Theo các nhà nghiên cứu Thụy Điển thì sự phiền muộn, chán nản, lo lắng trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở nam giới.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ càng tăng lên ở những người “sở hữu” cả hai yếu tố: stress và thừa cân. Chất epinephrine (sinh ra khi thần kinh bị kích động, tress) sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến việc dư thừa axit béo.

Khi cơ thể hoạt động, các axit béo này sẽ tiêu hao, như vậy glucose trong cơ thể sẽ bị dồn lại, không được đốt cháy. Glucose không bị đốt cháy sẽ dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, lâu dần thành bệnh tiểu đường.

Vì vậy, nếu bạn đang bị thừa cân, hãy thận trọng với những cơn stress. Và nếu bạn lại thường xuyên bị stress, thì nên kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường type 2.

3. Ăn quá nhanh

“Những người ăn quá nhanh sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những người ăn chậm”, đây là kết luận của các nhà khoa học Ấn Độ.

Ăn quá nhanh có nguy cơ gây béo phì

Ăn quá nhanh khiến cho dạ dày và não bộ không kịp “giao tiếp” và làm cho cơ thể không nhận được tín hiệu “no”, lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường.

Lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường… từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.

4. Uống quá nhiều cafe

Hàm lượng cao caffeine trong máu có thể khiến hormone insulin hoạt động kém hiệu quả hơn, từ đó dẫn đến tình trạng tăng cao lượng đường trong máu.

Theo nghiên cứu đăng tải tháng 12/2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng, các nhà khoa học phát hiện việc uống trên 3 tách cà phê mỗi ngày đã làm gia tăng sự đề kháng insulin – là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2.

Đặc biệt, việc làm tăng lượng đường trong máu không chỉ do caffeine mà còn bởi thói quen cho thêm đường hoặc kem khi sử dụng thức uống này.

5. Bỏ bữa sáng

Bỏ bữa ăn sáng không chỉ làm cho bạn cồn cào vào cuối buổi sáng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo tiến sĩ Ellen Calogeras,nhà giáo dục bệnh tiểu đường tại Trung tâm Tiểu đường thuộc Viện lâm sàng Cleveland Clinic. Khi bạn không cung cấp thức ăn cho cơ thể, nồng độ insulin bị phá vỡ, làm cho nó khó kiểm soát lượng đường trong máu.

Để tránh bệnh tiểu đường, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện thể thao hàng ngày, bạn có thể sử dụng cân sức khỏe Tanita RD-901 Plus để phân tích trở kháng điện sinh học đa tần số mới nhất được chứng thực bởi FDA. Sản phẩm có thể giúp bạn theo dõi sức khỏe hằng ngày để phòng tránh tiểu đường, giúp ích cho lối sống lành mạnh với 11 phép đo hữu ích.

Nguồn: Theo Công Lý