Đừng huỷ hoại sức khoẻ với thói quen thức khuya

Các tác hại của thức khuya như già trước tuổi, khiến cơ thể thiếu sức sống có vẻ không đủ sức tác động để bạn thay đổi. Nhưng bạn có biết, thức khuya quá nhiều cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, chết sớm? Đó là chưa kể hàng loạt nguy cơ khác đang rình rập sức khỏe mỗi ngày nếu bạn ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn thường xuyên. 

Thức khuya làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể

Hệ thống miễn dịch của chúng ta gắn bó chặt chẽ với nhịp sinh học hay một chu kỳ thức – ngủ cố định của cơ thể. Khi nhịp sinh học này thay đổi, cụ thể là khi bạn thức quá khuya, hệ thống miễn dịch sẽ bị tác động. 

Tác hại của thức khuya nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể con người? Thức khuya không chỉ tàn phá nhan sắc mà nó còn khiến bạn giật mình vì những tác động tiêu cực ngoài sức tưởng tượng đến sức khỏe.

Gây hại cho sức khỏe não bộ

Tác hại của thức khuya không chỉ dừng lại ở hệ miễn dịch, về lâu về dài nó còn tấn công não bộ của bạn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học RWTH Aachen (Đức), người hay thức đêm luôn có ít chất trắng trong não hơn so với người thường.

Chất trắng trong não vốn là các sợi trục thần kinh chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu, giúp các vùng não bộ phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. Mức độ chất trắng ít đi sẽ ức chế khả năng “giao tiếp” giữa các tế bào não với nhau, giữa não với cơ thể. Bất thường về mức độ chất trắng trong não được xem là một trong những yếu tố có liên quan đến trầm cảm và suy giảm khả năng nhận thức.

Nhiều nghiên cứu về tâm lý học còn cho thấy, nồng độ hormone căng thẳng cortisol ở những người thường xuyên thức khuya luôn ở ngưỡng cao nên họ dễ bị kích động và có xu hướng dễ dàng chấp nhận những hành vi không lành mạnh như cờ bạc, lạm dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục thiếu an toàn…

Thừa cân, béo phì là một tác hại thức khuya dễ thấy nhất

Lượng đường trong máu chúng ta thường sẽ giảm dần đi trong ngày đồng thời đạt mức thấp nhất vào ban đêm. Vì vậy, nếu có thói quen thức khuya, bạn hay cảm thấy đói, thèm ăn và sẽ ăn rất nhiều. Đáng nói hơn, những gì bạn muốn ăn khi thèm thường là những thứ không lành mạnh – nhiều đường, nhiều tinh bột, thức ăn nhanh và thừa cân, béo phì là điều không thể tránh khỏi. Đó là lý do tại sao béo phì được xem là một trong những tác hại khi thức khuya.

Không chỉ vậy, người có thói quen thức khuya cũng thường ăn uống rất thất thường, họ hay bỏ bữa sáng và ăn rất nhiều vào các bữa còn lại khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể phải chuyển hóa thức ăn vào những thời điểm nó nên làm việc khác, dễ gây đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích và hàng loạt các vấn đề về dinh dưỡng khác.

Người thức khuya dễ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ

Nguyên nhân là vì hormone melatonin có vai trò điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táo thường được tuyến tùng sản xuất vào lúc 9-10 giờ tối – thời điểm mà hầu như chưa có một “cú đêm” nào nghĩ đến việc đi ngủ. Trong khi đó nếu bạn thức, cơ thể không tập trung làm việc hiệu quả được. Vì vậy mà quá trình sản xuất melatonin dễ bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát giấc ngủ, bạn rất khó ngủ sâu. Đó là chưa kể bạn không thể ngủ đủ giấc nếu đi ngủ từ 2, 3 giờ sáng và phải thức làm việc trước 9h sáng.

Tác hại của thức khuya nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể con người? Thức khuya không chỉ tàn phá nhan sắc mà nó còn khiến bạn giật mình vì những tác động tiêu cực ngoài sức tưởng tượng đến sức khỏe.

Làm tăng nguy cơ bị tiểu đường và mắc hội chứng chuyển hóa

Tác hại của thức khuya còn vô cùng đáng lo ngại khi mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nội tiết lâm sàng và chuyển hóa của Mỹ còn cho rằng chế độ ăn uống vào buổi tối và tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo do thức khuya ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 và các hội chứng chuyển hóa khác như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu… Đáng lưu ý hơn, ở những người đã mắc bệnh, nếu tiếp tục thức khuya, bệnh có xu hướng diễn tiến nặng hơn do các tình trạng rối loạn càng khó kiểm soát hơn.

Tác hại của thức khuya nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể con người? Thức khuya không chỉ tàn phá nhan sắc mà nó còn khiến bạn giật mình vì những tác động tiêu cực ngoài sức tưởng tượng đến sức khỏe.

Tác hại nghiêm trọng nhất của thức khuya – mắc bệnh tim, dễ tử vong

Thói quen thức khuya cũng được xác định là có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh lý tim mạch. Các nhà nghiên cứu nhận thấy cứ mỗi một giờ đi ngủ muộn, bạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 11%.

Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, dựa vào mối tương quan giữa các tác hại khi thức khuya như làm tăng <nguy cơ bị tiểu đường> chèn về https://genvita.vn/bai-bao/benh-tieu-duong-dung-de-tro-thanh-can-benh-quoc-dan, hội chứng chuyển hóa, béo phì, rối loạn cảm xúc, mắc bệnh tim mạch… Các nhà khoa học nhận định: thức khuya có liên quan đến việc chết sớm. Theo đó, những người thức khuya thường xuyên có nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với những ai ngủ đủ giấc và dậy sớm vào buổi sáng.

Tác hại của thức khuya nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể con người? Thức khuya không chỉ tàn phá nhan sắc mà nó còn khiến bạn giật mình vì những tác động tiêu cực ngoài sức tưởng tượng đến sức khỏe.

Thức khuya không tốt cho bạn. Tác hại của thức khuya cũng quá rõ ràng. Điều quan trọng sau khi biết được tác hại của nó là ý thức thay đổi của bạn. Sự thật thì thức khuya chỉ là một thói quen, mà đã là thói quen thì dù khó bỏ đến đâu nhưng một khi đã lên kế hoạch rõ ràng và đủ kiên trì, quyết liệt để thay đổi thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

Hãy bắt đầu với kế hoạch đơn giản nhất – ngủ sớm hơn 15 phút mỗi ngày, lùi dần cho đến khi rèn được nhịp sinh học – hai mắt díp lại, ngáp ngắn ngáp dài trước 10h tối là cơ thể sẽ biết ơn bạn và mỗi ngày đều làm việc gấp đôi hiệu suất cho mà xem!