Kiến thức cơ bản để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh

Từ “cải thiện và phòng chống béo phì” đến “tạo một cơ thể khoẻ mạnh”

Duy trì một cơ thể khỏe mạnh phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sự cân bằng dinh dưỡng, chế độ tập luyện và những giấc ngủ sâu mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu một trong những yếu tố trên không được duy trì thì điều này sẽ gây ra những căn bệnh phiền phức. Tanita chủ trương thúc đẩy y tế với cách tiếp cận “giảm thiểu và ngăn chặn căn bệnh béo phì” để giúp khách hàng có được thể trạng tốt.

Béo phì được định nghĩa là “hiện tượng mô mỡ tăng bất thường trong cơ thể”. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì đang có xu hướng trở thành lối sống không tốt (căn bệnh về lối sống) nếu khối lượng mỡ nội tạng cao. Vậy nên việc thiết lập lối sống khoa học, khoẻ mạnh để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng béo phì là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều mà cải thiện được lối sống thiếu khoa học diễn ra nhiều năm tới giờ. Có một tình trạng mà nhiều người rất dễ gặp phải trong quá trình cố gắng theo một lối sống mới, lối sống khoẻ mạnh; được gọi là “backtracking” trong thói quen, có nghĩa là “Tôi sẽ vô tình quay trở lại thói quen ban đầu mà không ý thức/kiểm soát được.” Vì lý do này, điều quan trọng là chúng ta phải “luyện tập hàng ngày, cải thiện dần dần theo thời gian với sự quyết tâm lớn và nghiêm túc để tuân thủ kế hoạch đã đề ra”.

Chế độ rèn luyện thể trạng phù hợp với từng đối tượng

Việc chọn lựa những chế độ ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện phù hợp cho từng người là điều cần thiết, bởi mỗi người sẽ có một thể trạng riêng biệt. Ví dụ, một số người cần ăn kiêng để giảm cân, nhưng lại có những người có nhu cầu tăng cân.

“Cống hiến” của bữa ăn

1. Đôi khi cần “điểm” lại xem bạn đã ăn những gì?
Có những lúc, bạn không để ý xem mình đã ăn những gì, có bị “quá tải” so với nhu cầu cần thiết hay không. Vì vậy, đôi lúc hãy thử liệt kê ra và so sánh, đối chiếu với mục tiêu đề ra xem những gì bạn nạp vào cơ thể đã hợp lý chưa? Hãy cố gắng không chỉ ăn với số lượng vừa đủ, ăn đúng cách mà cần lựa chọn thực phẩm phù hợp để cân bằng dinh dưỡng, mang lại thể trạng khoẻ mạnh và vóc dáng eo thon nhé!

2. Mỗi lần đi du lịch hoặc ăn ngoài liên tục, hãy nhớ điều chỉnh các bữa ăn trước và sau đó sao cho phù hợp với những dịp đó nhé!
Cần chú ý khi ăn ngoài, khẩu phần ăn của bạn có thể mất cân bằng (thiếu calo, rau xanh…). Vậy nên, để tránh được tình trạng này, hãy chú ý điều chỉnh các bữa ăn trước và sau của bạn nữa nhé. Thêm nữa, dù có rất nhiều món ăn hấp dẫn đang chờ đợi bạn trong những dịp kia, thì cũng cố gắng hạn chế, không để cơ thể nạp quá nhiều thực phẩm nhé, không tốt cho vóc dáng và sức khoẻ đâu!

3. Đừng tạo ra môi trường ăn uống thoải mái, dễ dàng
Để tránh ăn quá nhiều, điều quan trọng là phải luôn giữ tâm niệm về chế độ ăn kiêng của mình. Và hãy chú ý lựa chọn thực phẩm chất lượng cho mình (kể cả bạn tự nấu hay đi ăn hàng cũng đều phải để tâm): từ việc giữ gìn thực phẩm tươi sạch, chế biến đồ ăn, cách phục vụ, việc vệ sinh, dọn dẹp trước và sau bữa ăn.

“Cống hiến” của việc vận động

1. Có một vài lần, tôi đã thử kiểm tra bằng máy đo bước chân, đồng hồ đo hoạt động, vv trong lúc tôi tập thể dục tại phòng tập, và trong lúc tôi làm việc nhà, thì kết quả rất bất ngờ. Nếu làm việc nhà siêng năng và hiệu quả, chúng ta sẽ đốt cháy được nhiều calo hơn so với việc đi tập ở phòng tập(tuần/1lần), hoặc như thói quen đi thang bộ cũng là một cách rèn luyện hiệu quả mà không hề tốn kém!

2. Thực hiện bài tập aerobic, rèn luyện sức khỏe cân bằng và vừa phải
Bạn có thể chọn nhiều hình thức tập thể dục để nhanh chóng cải thiện sức khỏe của mình, nhưng nếu không cân đối được thì lại dễ tạo ra tác dụng ngược. Để ngăn chặn chấn thương và phát huy tối đa tác dụng của mỗi bài tập, hãy có chế độ tập luyện vừa phải, cân bằng nhé.

3. Bảo vệ tốc độ của tôi và không so sánh với những người khác (không làm quá nhiều)
Tập thể dục là những gì bạn có thể chứng minh khi bạn có thể tiếp tục. Mỗi người có sức mạnh thể chất khác nhau. Cạnh tranh, ý thức yếu kém, phức cảm thấp kém cũng có thể cản trở việc tập luyện liên tục. Đừng quên lý do thực sự khiến bạn quyết tâm tập thể dục nhé.

“Cống hiến” của giấc ngủ

1. Cố gắng tránh tình trạng thiếu ngủ
Trong guồng quay chóng mặt của xã hội hiện tại, chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn cho công việc, kể cả cho những vấn đề cá nhân, do đó thời gian ngủ trung bình sẽ giảm dần. Để có thể hoàn thành tốt công việc, học tập và sở thích, nhiều người phải “hy sinh” giấc ngủ quý báu của mình. Người ta thường cho rằng ngủ ít chỉ gây ra tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên quan đến bệnh béo phì và giấc ngủ. Vì vậy hãy chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của mình mỗi ngày!

2. Ổn định tâm trí của bạn trước khi đi ngủ
Chúng ta vốn biết “Ngủ” đủ giấc là rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó “chất lượng giấc ngủ” lại có tác động rất lớn đến cơ thể và sức khoẻ của mỗi chúng ta. Điều quan trọng là thư giãn trước khi đi ngủ để bạn có thể ngủ đủ giấc mà bị tỉnh dậy giữa chừng. Trước khi đi ngủ, bạn hãy học cách thư giãn bản thân, chẳng hạn như giảm độ sáng của căn phòng, nghe nhạc không lời…

3. Đừng để cơ thể thiếu hụt ánh nắng mặt trời
Những thói quen không tốt vào buổi sáng cũng dễ dẫn đến những tình trạng xấu cho sức khoẻ. Sau khi thức dậy, hãy kéo rèm cửa để cơ thể bạn được hấp thụ ánh sáng mặt trời. Hãy rèn cho mình thói quen này nhé. Bởi nếu cơ thể bạn thiếu hụt ánh sáng mặt trời thì hooc-môn, tinh thần và thể trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.