Thông thường, cơ thể con người sẽ có sự thay đổi từ năm nay qua năm khác. Nếu như nắm được những kiến thức cơ bản về sự thay đổi này và áp dụng những biện pháp ngăn ngừa lão hoá thì cơ thể của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều và giảm được những dấu hiệu lão hoá.
Không biết rằng các bạn có hay cảm nhận được cơ thể mình có sự thay đổi khi nhiều tuổi lên hay không.
Thực tế là cơ thể mỗi người sẽ biến đổi ít nhiều theo thời gian, càng nhiều tuổi thì cơ thể sẽ càng dễ béo hơn. Điều này có thể được lý giải dựa trên lượng chất chuyển hoá cơ bản giảm, vậy nên dù cho bạn có giữ chế tập luyện như cũ thì lượng calo tiêu thụ sẽ ít đi. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn giữ mức độ và thói quen ăn uống như trước kia thì sự cân bằng giữa khả năng tiêu hoá và mức tiêu thụ calories sẽ bị ảnh hưởng.
Cơ thể của bạn thay đổi ít nhiều đều dựa trên độ tuổi và giới tính. Hãy xem khuynh hướng thay đổi được đưa ra sau đây để a biện pháp cải thiện nhanh chóng, kịp thời.
Phân tích cho thấy tổng mức tiêu thụ năng lượng trong một ngày về sự trao đổi chất có xu hướng giảm dần theo độ tuổi.
Khả năng trao đổi chất cơ bản là năng lượng cần thiết để cơ thể mỗi người duy trì các hoạt động chức năng như: điều hoà nhịp tim, thở, kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Thậm chí lúc bạn ngủ thì những năng lượng này vẫn được tiêu thụ.
Sự trao đổi chất cơ bản này được tiêu hao liên tục suốt 24h trong ngày, và chiếm hơn 70% tổng năng lượng tiêu thụ của cả 1 ngày.
Độ tuổi thay đổi tỉ lệ trao đổi chất cơ bản
Đối với những cơ thể có khả năng trao đổi chất tốt, sẽ dẫn đến khả năng dễ dàng giảm cân và khó để tăng cân (bởi năng lượng tiêu hao lớn).
Sau khi cơ thể phát triển, tiến trình lão hoá bắt đầu diễn ra từ từ, chu kì tái sinh tế bào chậm lại, lượng cơ cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn.
Vui lòng tham khảo hình dưới đây để nắm rõ chi tiết.
Đây là biểu đồ biểu thị “Tỉ lệ phần trăm mỡ nội tạng cơ thể chiếm bao nhiêu khi tổng lượng mỡ cơ thể là 100” theo tuổi từ 35 đến 80. Có thể dễ dàng nhận thấy sự phân bố chất béo (bao gồm mỡ nội tạng) của cả nam và nữ đều tăng nhanh theo tuổi tác.
Lượng mỡ tích tụ nhiều nhất chính ở vùng bụng. Khi đã trên 50 tuổi, ở nam giới, hơn 60% lượng mỡ toàn thân được tích tụ ở vùng bụng. Còn đối với phụ nữ, khi ngoài 30 tuổi thì lượng mỡ vùng bụng chiếm hơn 50% lượng mỡ của cơ thể. Những người có độ tuổi nhất định có nhiều khả năng tăng phân bố mỡ ở vùng bụng, ngay cả khi tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể không quá cao, đặc biệt là mỡ nội tạng có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh đó, khi mỡ bụng và mỡ nội tạng tăng lên, lượng mỡ trong máu và huyết áp có xu hướng cao hơn và mức độ chuyển hoá cũng tăng theo đó. Có thống kê chỉ ra rằng điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng gan. Những người từ 30 tuổi trở lên cũng cần thận trọng ngay cả khi tỷ lệ mỡ cơ thể của toàn bộ cơ thể không cao. Vì thế, việc giảm mỡ vùng bụng không chỉ để cải thiện ngoại hình mà còn tốt cho sức khoẻ. 1) 2)
Điểm chung trong quá trình lão hoá ở cả nam và nữ là lượng mỡ ở vùng bụng ngày một nhiều, và khả năng trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu xét về sự thay đổi vóc dáng, sự thay đổi các thành phần cấu thành cơ thể cũng như lượng mỡ phân bổ trong cơ thể của cánh mày râu và các chị em phụ nữ thì lại có rất nhiều sự khác nhau.
Đối với nam giới:Lượng cơ bắp ở tay, chân giảm dần
Không thể phủ nhận rằng, khi nam giới tới độ tuổi lão hoá thì lượng mỡ bụng sẽ tăng lên nhiều. Tuy vậy, điều này không đáng lo ngại bằng việc lượng cơ bắp sẽ dần bị giảm đáng kể.
Ban đầu, lượng cơ bắp của đàn ông lớn hơn so với phụ nữ, mặc dù tỉ lệ mỡ ít hơn. Ở đàn ông, khối lượng cơ bắp sẽ giảm dần theo độ lão hoá của cơ thể. Đặc biệt là xu hướng được thể hiện rõ ràng ở cánh tay và chân. Theo thống kê, khi đàn ông bước vào tuổi lão hoá thì khối lượng cơ bắp ở tay và chân sẽ đều giảm.
Cũng vì lý do này, theo thời gian, khối lượng cơ bắp của nam giới giảm dần do lão hóa, vì vậy ngay cả khi trọng lượng của họ không quá nhiều nhưng tỷ lệ mỡ (tỷ lệ mỡ cơ thể) thường tăng lên.
Đối với phụ nữ: Lượng mỡ của phần thân trên có xu hướng tăng
Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng mỡ nội tạng hơn là khối lượng cơ bắp và có xu hướng thay đổi rõ rệt hơn nam giới.
Vui lòng tham khảo hình 4. Khi ở độ tuổi dưới 30 tuổi, tỷ lệ phần trăm mỡ trong cánh tay và cơ thể của phụ nữ chiếm ít hơn, và tỷ lệ phần trăm mỡ của đôi chân (bao gồm cả mông) được phân bổ nhiều hơn. Phụ nữ trẻ thường ít mỡ ở phần trên của cơ thể như cánh tay, bụng còn thân dưới như đùi và mông thì lại nhiều mỡ. Tuy nhiên, sau 30 tuổi, tỷ lệ phần trăm mỡ của cánh tay và cơ thể tăng dần, và ở độ tuổi ngoài 50, lượng mỡ sẽ phân bổ đều ở cơ thể phụ nữ.
Nói cách khác, đối với các cô gái trẻ, chất béo có xu hướng phân bổ ở phần thân trên như cánh tay, vùng bụng. Còn khi đã ngoài 50 tuổi, lượng mỡ sẽ phân bổ đều trên cơ thể người phụ nữ và khiến cho thân hình trở nên mập mạp hơn.
Nếu bạn thắc mắc “Hình dáng nào giúp bạn trông trẻ hơn?”, bạn có thể tìm thấy câu trả lời thông qua việc đối chiếu với vóc dáng của những thế hệ trẻ hiện nay.
◎ Nam: Mặc dù tỷ lệ phần trăm mỡ của toàn bộ cơ thể thấp nhưng khối lượng cơ lớn, dày, đặc biệt là phân bổ ở cánh tay và chân, phần bụng thon gọn ít mỡ.
◎ Phụ nữ: eo thon, cánh tay thon, vai mỏng và tinh tế; lượng mỡ phân bổ nhiều vùng đùi
Nếu được biểu thị bằng hình ảnh, bạn có thể tham khảo hình số 5. Những người trẻ tuổi có khuynh hướng “tròn trịa hơn”, bên cạnh đó có thể thấy lượng cơ bắp cũng như sự phân bổ lượng mỡ giữa đàn ông và phụ nữ có sự khác biệt rất lớn.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể duy trì trọng lượng cơ thể, tỷ lệ mỡ cơ thể, khối lượng cơ càng trẻ càng tốt mà không làm giảm tỷ lệ trao đổi chất cơ bản do tuổi tác? Nếu bạn nhận thức được việc lượng trao đổi chất cơ bản giảm dần theo năm và có hành động giảm lượng năng lượng (calo), bạn có thể ngăn chặn năng lượng dư thừa, nhưng cũng cần thận trọng.
Nếu chúng ta chỉ “giảm khẩu phần ăn” mà không chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng, lượng protein sản sinh ra cơ bắp và lượng vitamin & khoáng chất thúc đẩy sự trao đổi chất cơ bản cũng giảm theo. Vì vậy, cần giảm lượng thức ăn một cách hợp lý để không rơi vào một vòng luẩn quẩn gây hại cho sức khoẻ.
Để làm được điều này, bạn cần “bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất mặc dù chúng có mức calorie thấp, nhưng sẽ góp phần sản sinh cơ bắp và thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.”
Cụ thể, tham khảo ở các nội dung được đề cập sau đây. Để nắm bắt được sự trao đổi chất cơ bản, nên đo với máy phân tích thành phần cơ thể. Điều này giúp bạn hiểu được “cơ thể bạn dễ tiêu thụ mỡ đến đâu”, lượng mỡ cơ thể liệu có được duy trì” trong “đánh giá trao đổi chất cơ bản”.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng trọng lượng cơ thể giảm, lẽ ra tỉ lệ trao đổi chất cơ bản cần được duy trì, nhưng nay cũng giảm, vì vậy chúng ta không thể nhìn thấy được số liệu thay đổi của tỉ lệ trao đổi chất cơ bản.
Hãy thử tập thể dục / thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn.
Tham khảo:
1) Yoichi Sakamoto, Miyuki Nishizawa, Junko Miura, Masahisa Ohmori, Yoshio Ikeda, “Phân tích trở kháng sinh học phân đoạn đo lường bởi phân tích thành phần cơ thể và tính hữu ích lâm sàng của nó” Tạp chí của Hiệp hội sức khỏe chuyên sâu, Vol 45, p 252
2) Youichi Sakamoto, Miyuki Nishizawa, Miyuki Shimomura, Hitoshi Sato, Yoshio Ikeda “Nghiên cứu về đo lường lượng mỡ nội tạng (Báo cáo lần 2: Nghiên cứu lâm sàng)” Tóm tắt cuộc họp thường niên lần thứ 42 của Hiệp hội Nhật Bản, p167
3) Miyuki Nishizawa “Đo lường và thiết kế phong cách sống cho phái đẹp ” Nghiên cứu quan hệ công chúng POLA số 45, “Vẻ đẹp thời đại”