Tìm hiểu về giấc ngủ

Bài viết sau đây sẽ khai thác mối liên hệ của chất lượng của giấc ngủ và tình trạng béo phì

Tại sao Tanita lại nghiên cứu về giấc ngủ

Tanita đã tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm dựa trên mục tiêu nâng cao sức khoẻ cho mọi người, tập trung đánh đưa ra giải pháp cho việc “phòng ngừa và ngăn chặn căn bệnh béo phì”. Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: bên cạnh chế độ ăn kiêng & tập luyện thì việc nghỉ ngơi (ngủ) cũng có ảnh hưởng rất lớm đến tình trạng béo phì.

Tại Nhật Bản, bộ Y Tế, bộ Lao Động & Xã Hội đã triển khai chiến dịch Nâng cao sức khoẻ toàn dân (Vì một Nhật Bản của thế kỷ 21 khoẻ mạnh). Chiến dịch này cũng chú trọng về vấn đề “đảm bảo giấc ngủ tiêu chuẩn cho một cuộc sống khoẻ mạnh.

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và béo phì

Các nghiên cứu gần đây về mối tương quan giữa giấc ngủ và béo phì đã được công bố trong các nghiên cứu của các trường đại học ở Hoa Kỳ: Thời gian ngủ ngắn có xu hướng dẫn đến béo phì.
Thời gian ngủ ngắn và sự bài tiết hooc-môn ghrelin (hooc-môn đói) nhiều sẽ thúc đẩy sự thèm ăn cao hơn. Mặt khác, hooc-môn chi tiêu năng lượng leptin giảm, dẫn đến sự rối loạn cân bằng hooc-môn. Cũng do hooc-môn leptin giảm nên lượng calo tăng lên, dẫn đến nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, cũng có một báo cáo chỉ ra rằng, khi ngủ quá ít sẽ dẫn đến rủi ro tăng lượng đường trong máu, mỡ máu tăng nên dễ bị xơ cứng động mạch, giảm các cholesterol tốt có chức năng ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Ngược lại, ngay cả khi thời gian ngủ quá dài, thì cơ thể cũng có xu hướng tương tự, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về lối sống.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu một người duy trì được thời gian ngủ trung bình khoảng 7 giờ, sẽ giúp cơ thể & tinh thần khoẻ mạnh hơn, tránh được các căn bệnh về lối sống.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nhất thiết phải phải ngủ 7 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ thích hợp thay đổi từ người này sang người khác. Vẫn có những người ngủ đủ 7 tiếng nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi và thèm ngủ. Điều này chứng tỏ rằng: quan trọng không phải là ngủ bao lâu, mà là ngủ “bao sâu”, và thời gian ngủ cần phải thích hợp. Vì vậy, không chỉ thời gian mà “chất lượng” của giấc ngủ ra sao chính là những yếu tố khiến cho bạn trở nên khoẻ mạnh hơn.

Tìm hiểu về các trạng thái giấc ngủ của bản thân

Có 2 dạng thời gian ngủ: dạng 1 là thời gian kể từ lúc bạn đi ngủ, cho đến khi bạn tỉnh dậy, và dạng thứ 2 là thời gian mà bộ não của bạn thực sự được nghỉ ngơi, chìm vào giấc ngủ.  Khoảng thời gian mà ta chìm vào giấc ngủ thực sự được gọi là giấc ngủ hiệu quả và chính điều này là chỉ số quyết định chất lượng giấc ngủ tốt hay không.

Trên thực tế, các trạng thái ngủ sẽ không có sự đồng nhất. Có thể kể đến 2 trạng thái ngủ điển hình là: ngủ sâu và ngủ nông. Khi cơ thể chúng ta chìm vào một giấc ngủ sâu thì hooc-môn tăng trưởng sẽ được sản sinh. Thông qua đó, hooc-môn này có tác dụng căn chỉnh lại cơ thể sau một ngày làm việc/hoạt động mệt mỏi. Đặc biệt, nó sẽ kích khích sự phát triển của cơ thể đối với những ai đang trong giai đoạn lớn.

Mặt khác, khi chúng ta có giấc ngủ nông, hooc-môn tăng trưởng sẽ giảm dần & sau một ngày mệt mỏi, cơ thể của ta sẽ không được hồi phục về trạng thái ổn định. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây nhiều tổn hại đến sức khoẻ.

Để kiểm tra được độ sâu của giấc ngủ, các bạn có thể tìm đến một số phòng khám và phòng điều trị ngoại trú để thực hiện nghiên cứu về giâc ngủ – hay còn gọi là Polysomnography (PSG). Tuy nhiên, không phải dễ dàng gì mà bạn được tư vấn và kiểm tra đầy đủ về tình trạng sức khoẻ của mình.

Để giải quyết được vấn đề này, Tanita đã dày công nghiên cứu 1 sản phẩm có thể hỗ trợ đắc lực cho mọi người nhận biết được tình trạng giấc ngủ của mình, đó là thiết bị đo giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng đo được thời gian ngủ cũng như tình trạng giấc ngủ của bạn (nông hay sâu).

Điều mà thiết bị đo lường giấc ngủ mang lại

Với thiết bị đo giấc ngủ Tanita, bạn có thể dễ dàng nhận biết được các trạng thái của giấc ngủ dù khó nhận biết. Ta có thể dùng thiết bị này để đo được thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ, độ sâu của giấc ngủ như đã tìm hiểu ở các phần trên.

Cụ thể, với “The sleep stage” – giai đoạn ngủ, thiết bị chỉ ra cho chúng ta thấy sự thay đổi trong mức độ sâu của giấc ngủ ra sao. “The sleep score” sẽ đánh giá lại các giai đoạn của giấc ngủ và hiển thị mức điểm số tương ứng. “The sleep type” cho biết trạng thái giấc ngủ, “The sleep advice” đưa ra các lời khuyên cho mỗi trạng thái giấc ngủ khác nhau. Đặc biệt, còn có chế độ “analysis result” – kết quả phân tích giấc ngủ giúp bạn thấy được các phân tích kỹ lưỡng thông qua các con số chính xác, cụ thể.

Một chế độ rất hay của thiết bị này chính là “The sleep diary”, sẽ minh hoạ thời gian ngủ, độ dài của giấc ngủ mỗi ngày. Bạn có thể so sánh, đánh giá giấc ngủ của mình mỗi ngày thông qua Biểu đồ phân tích.

Do chúng ta sẽ thực hiện các hoạt động khác nhau mỗi ngày, nên trạng thái của giấc ngủ cũng theo đó mà thay đổi. Thang điểm đo chất lượng giấc ngủ theo đó cũng lên/xuống, chứ không giữ nguyên mức. Vì vậy, nếu bạn có thể theo dõi chất lượng giấc ngủ của mình trong một thời kì, hãy chú ý những thời điểm mà giấc ngủ của bạn có nhiều chuyển biến (được thể hiện rất rõ trong biểu đồ thống kê). Bằng cách này, bạn có thể thấy thói quen lối sống hàng ngày ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình ra sao.

Ngoài ra, với chức năng ghi nhớ của thiết bị, bạn có thể để lại bản ghi nếu có các hành động và sự kiện khác với thông thường. Ngoài ra còn có bốn nút kiểm tra các hoạt động như: uống, tập thể dục, ngủ trưa, các căn bệnh liên quan đến giấc ngủ. Bằng cách ghi lại những điều này, chúng ta có thể nắm rõ hơn về tác động của thói quen lối sống đối với giấc ngủ.
Ví dụ, nếu có thời điểm bạn nhận thấy mức điểm trạng thái giấc ngủ có dấu hiệu đi xuống, bạn có thể tham khảo đến những lời khuyên ngủ để điều chỉnh lại lối sinh hoạt, ăn uống, tập luyện nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ của nhanh và hiệu quả.

Độ chính xác của thiết bị

Để biết được được chất lượng của giấc ngủ ra sao, cần ngủ đúng cách.
Với thiết bị chuyên dụng của Tanita, chúng ta có thể ghi lại những trạng thái của cơ thể trong lúc ngủ thông qua 3 biểu hiện: thở, nhịp đập và cử động của cơ thể. Dựa vào những phân tích này, chúng tôi đã đưa ra thuật toán để đánh giá mức độ của giấc ngủ có sâu hay không.

Có một phương pháp chung về đo lường giấc ngủ được thực hiện trong điều trị ngoại trú và phòng khám của giấc ngủ chuyên sâu, chính là phương thức kiểm tra polysomnography (PSG). Và đối với thiết bị đo giấc ngủ của Tanita thì chúng ta sẽ thu được kết quả tương đương.

Bên cạnh đó, nếu chúng ta muốn đánh giá tình trạng của giấc ngủ, cần phải nắm được giấc ngủ đó sâu đến đâu, các giai đoạn của giấc ngủ ra sao… Điều này nếu chỉ đánh giá bằng kinh nghiệm thông thường mà không có chuyên môn sâu thì rất khó đưa ra kết luận chính xác . Do đó, Tanita đã phát triển chức năng “điểm giấc ngủ” (sleep score) như một chỉ số có thể nắm bắt trạng thái của giấc ngủ bằng cách đo lường toàn diện trạng thái của giấc ngủ dựa trên nhiều dữ liệu nghiên cứu 3).
Điều này giúp bạn có thể dễ dàng nắm bắt trạng thái ngủ của chính mình một cách khách quan và chính xác.

1) Yamamoto và cộng sự, “Nghiên cứu về tính hữu ích của một loại thiết bị hỗ trợ giấc ngủ”, Khoa học giấc ngủ 6 vol. 3 (2012), trang 473 – 480
2) Yamaya và cộng sự, “Kiểm soát giấc ngủ – Kiểm tra độ tin cậy và tính hữu ích của thiết bị đo lường giấc ngủ”, Hội nghị khoa học thường kỳ lần thứ 36 của Hiệp hội ngủ Nhật Bản (Kyoto 2011)
3) Yoshii et al., “Phát triển thiết bị đo lường giấc ngủ và đánh giá các trạng thái ngủ bằng cách sử dụng số sleep score”, y học giấc ngủ Vol. 6 số 2 (2012), pp.361-365