TOP 3 những căn bệnh nguy hiểm thường gặp, dễ dẫn đến tử vong tại Nhật Bản là ung thư (gây ra bởi những khối u ác tính), bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não. Có thể nói hầu hết nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh này đều liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt của mỗi người.
Những loại bệnh được gây ra bởi lối sống, lối sinh hoạt không tốt của mỗi cá nhân được gọi là “bệnh lối sống”. Lối sống thiếu khoa học, thiếu lành mạnh trở thành một nguy cơ mắc bệnh, có thể kể đến như: hút thuốc lá, uống rượu, ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ không điều độ, lười vận động/ vận động quá sức, không phù hợp với thể trạng. Dẫu chúng ta đã biết về mối quan hệ giữa bệnh ung thư và việc hút thuốc lá, nhưng cũng cần nhấn mạnh thêm rằng thói quen & lối sống không lành mạnh là những yếu tố chính gây ra nhiều căn bệnh khác nhau.
Căn bệnh về lối sống có tác động khủng khiếp đến cơ thể và sức khoẻ con người, nó có thể tàn phá cơ thể theo thời gian và nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Ngay cả khi căn bệnh về lối sống không dẫn đến tử vong, thì cũng gây ra rất nhiều vấn đề cho cơ thể, làm suy giảm sức khoẻ của mỗi người theo thời gian. Vì vậy, việc chú ý và chăm sóc sức khoẻ mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Có thể nói việc loại bỏ những căn bệnh như thế này không hề đơn giản, không thể một sớm một chiều, vì căn bệnh này thường sẽ trở thành bệnh mãn tính.
Hãy thiết lập thói quen sống lành mạnh để cải thiện sức khoẻ và đẩy lùi bệnh tật. Chìa khoá của lối sống lành mạnh có “1 không”, “2 giảm”, “3 nhiều”
● 1 Không
・Nói không với thuốc lá
● 2 Giảm tải
・Giảm lượng thức ăn: Hãy để dạ dày của bạn kịp tiêu hoá thức ăn rồi hẵng nạp thêm thực phẩm vào.
・Giảm lượng rượu: Đừng uống quá nhiều, sẽ không tốt cho sức khoẻ đâu.
●3 Tăng cường
・Tăng cường vận động「Hãy đứng lên nhiều hơn thay vì cứ ngồi mãi」「Tận dụng cơ hội đi bộ. Hãy để ý đến những thói quen hàng ngày, tập cho cơ thể được vận động nhiều hơn.
・Hãy tận hưởng giấc ngủ của bạn trong ngày nghỉ(Dành khoảng 7 tiếng cho giấc ngủ)
・Liên hệ, gặp gỡ, kết bạn nhiều hơn để khiến cuộc sống của bạn trở nên thú vị hơn.
Hãy ghi nhớ những nguyên tắc này để cải thiện lối sống của bạn trở nên thật khoa học và lành mạnh nhé.
Nếu bạn đang thực hiện ngược lại với 3 điểm nêu trên, thì rất dễ bạn sẽ có xu hướng béo phì bởi trong chính thói quen sinh hoạt hàng ngày, bạn đang bị mất cân bằng giữa ăn uống và tiêu thụ năng lượng. Béo phì có liên quan chặt chẽ đến các bệnh liên lối sống. Đặc biệt, những người béo phì có sự tích lũy quá nhiều mỡ nội tạng và “mỡ nội tạng béo phì” này rất dễ dẫn đến “hội chứng chuyển hóa”, tiềm ẩn rất nhiều vấn đề gây tổn hại đến cơ thể.
Hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là “hội chứng mỡ nội tạng”, xảy ra khi lượng mỡ nội tạng tích lũy xung quanh nội tạng, dễ gây ra các vấn đề như hai tăng huyết áp, lipid huyết thanh bất thường, hoặc tăng đường huyết.
Sự tích tụ thừa cân của mỡ nội tạng thường gặp ở bệnh béo phì của nam giới trưởng thành nói chung và những người có cân nặng tăng từ 10% trở lên. Không có nghi ngờ rằng một phần đáng kể của trọng lượng gia tăng chính là do sự tích lũy của mỡ nội tạng. Việc trọng lượng cơ thể tăng nhanh, khó kiểm soát, chính là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề cao huyết áp, rối loạn lipid huyết thanh (tăng lipid trung tính cao, HDL cholesterolemia thấp), hoặc triệu chứng của đường trong máu cao. Do đó, để giảm được những căn bệnh này, việc điều chỉnh lại lối sống (chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động) là điều tiên quyết.
Nhân tiện, hội chứng chuyển hóa này là một triệu chứng đặc thù đối với nam giới trưởng thành, và ít gặp ở những phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh. Điều này là do nam giới và phụ nữ có các loại chất béo khác nhau trên cơ thể. Vì phụ nữ tiền mãn kinh khó tích lũy chất béo nội tạng nên khó gặp hội chứng chuyển hóa hơn so với nam giới. Ngoài ra, rủi ro tích tụ nhiều mỡ nội tạng ở nam giới sau 50 tuổi cũng là điều cần chú ý.
Làm thế nào bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải hội chứng chuyển hóa?
Vì nguyên nhân đằng sau hội chứng chuyển hóa là tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng nên trước hết, chúng ta hãy cố gắng thay đổi lối sống, thói quen hàng ngày để giảm mỡ nội tạng.
Thông thường, một người đàn ông ngoài 30 tuổi không nên tăng trọng lượng cơ thể đến mức 10% so với trọng lượng cơ thể của họ ở độ tuổi 20.
Ban đầu, để chẩn đoán được chính xác nhất về hội chứng chuyển hóa, các cơ sở y tế thường sử dụng phương pháp chụp chiếu CT. Diện tích mỡ nội tạng là 150 cm2 trở lên thì được xác định là người đó mắc bệnh lý, và với những người từ có lượng mỡ nội tạng dao động 100 cm2 đến 150 cm2 thì cũng là ở mức đáng lo ngại, cần phải kiểm tra và theo dõi. Một cách truyền thống và đơn giản để kiểm tra là sử dụng thước đo bụng để xác định vòng bụng của mình, từ đó ước tính ra lượng mỡ nội tạng.
Đối với vòng bụng tiêu chuẩn, nam giới sẽ là 85 cm và phụ nữ sẽ là 90 cm. Từ đó bạn có thể ước tính ra lượng mỡ nội tạng của mình ra sao nếu sử dụng thước đo bụng thông thường (lưu ý là phương pháp này không đưa ra được lượng mỡ nội tạng một cách chính xác, mà bạn chỉ có thể ước lượng và phán đoán).
Cách đơn giản nhất là đo vòng 2 của cơ thể để nắm bắt được liệu vòng bụng của mình đã thay đổi thế nào. Việc sử dụng thước đo dây để lấy số liệu so sánh trước, sau cũng là một cách dễ dàng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bằng hình thức này thì chúng ta mới chỉ phán đoán chứ chưa thể đưa ra được khẳng định chắc chắn về lượng mỡ nội tạng dư thừa.
Trong một số trường hợp, ngay cả khi cơ thể không có nhiều chất béo nội tạng, nhưng vòng bụng sẽ trở nên to hơn khi lượng cơ tăng lên. Và tất nhiên, tình trạng này không phải là một hội chứng chuyển hóa mà chúng ta vẫn luôn lo sợ.
Phương pháp chính xác, khoa học để kiểm soát lượng mỡ nội tạng của mỗi cơ thể chính là sử dụng cân đo thành phần cơ thể. Bằng cách này, các chỉ số sẽ được đưa ra cụ thể, kỹ lưỡng dựa trên việc đo và phân tích tình trạng cơ & mỡ. Biện pháp này cụ thể, chính xác và khoa học hơn rất nhiều so với việc đo chỉ số cơ thể bằng thước đo thông thường.
Hãy sử dụng cân phân tích thành phần cơ thể để có được những chỉ số phân tích đánh giá chính xác nhất, từ đó đưa ra được kế hoạch và chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp, mang lại lối sống khoa học, khoẻ mạnh.