Nguyên nhân của hội chứng suy thoái (Locomotive) và biện pháp phòng ngừa

Hội chứng Locomotive viết tắt là Locomo, là một hội chứng gây nhiều tác động không tốt đến chất lượng sống của mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu về hội chứng này nhé.

Locomo: Hội chứng gây ra bởi sự thiếu hụt vận động

Hội chứng Locomotive (thường gọi là hội chứng Locomo) thường gặp ở những người gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển cơ thể, trong các hoạt động đứng, đi bộ, thường gặp ở người có tuổi. Họ khó có thể tự mình thực hiện các hoạt động hàng ngày mà phải cần đến thiết bị hỗ trợ để có thể di chuyển/hoạt động được bình thường. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến nguy cơ nằm liệt giường. Vì vậy nếu kịp thời phòng tránh được triệu chứng Lomoco này ở những giai đoạn ban đầu thì sẽ có khả năng nâng cao tuổi thọ, chất lượng sống của mọi người khi về già.

Tuổi thọ và chất lượng cuộc sống

Tuổi thọ khoẻ mạnh được tính theo “khoảng thời gian mà cơ thể người khoẻ mạnh và hoạt động bình thường, không bị hạn chế bởi các vấn đề sức khoẻ”. Sự khác biệt của tuổi thọ khoẻ mạnh trung bình so với tuổi thọ trung bình nằm trong “giai đoạn không khoẻ mạnh”, khi mà người ta cần các thiết bị hỗ trợ sức khoẻ hoặc cần chăm sóc điều dưỡng hay chậm chí là nằm liệt giường. Giai đoạn này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến bản thân và gia đình. Vì vậy để kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh, việc áp dụng phù hợp các biện pháp phòng tránh Locomo là rất cần thiết.

3 nguyên nhân chính gây ra Locomo

Vậy thì tại sao lại có bệnh Locomo. Lý do gây ra Locomo có thể xem xét dựa trên yếu tố làm suy giảm sức mạnh cơ bắp vì “tuổi cao”,”thiếu vận động”. Bên cạnh đó những vấn đề liên quan đến xương khớp như loãng xương, thoái hoá khớp cũng khiến cơ thể giảm khả năng giữ thăng bằng cơ thể. Dưới đây tôi sẽ đề cập đến vấn đề duy trì lượng cơ cần thiết.

Locomo làm suy giảm khả năng duy trì cơ bắp cho cơ thể

Khi nhắc đến việc phòng ngừa Locomo, điều thiết yếu là phải tìm cách duy trì lượng cơ ổn định và cần thiết cho cơ thể. Khi chúng ta có tuổi, vấn đề teo cơ và yếu cơ thường xuất hiện và đeo bám chúng ta. Hình dưới đây cho thấy sự thay đổi về khối lượng cơ của từng độ tuổi từ 20 trở đi. Chúng ta dễ dàng thấy được đhối lượng cơ giảm đáng kể theo độ tuổi. Đặc biệt là lượng cơ ở bắp chân cũng giảm mạnh khi chúng ta bắt đầu lão hoá.

Cơ bắp chân luôn có vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của mỗi người. Nhờ lượng cơ bắp chân mà việc “đứng”, “ngồi” và “đi bộ” của chúng ta diễn ra trơn tru. Nếu lượng cơ này suy yếu, các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày sẽ trở nên khó khăn, thậm chí cơ thể dễ mất thăng bằng, có thể gây ra té ngã và nằm liệt giường. Để khắc phục vấn đề này, hãy chú ý rèn luyện cơ bắp mỗi ngày. Để duy trì sức mạnh cơ bắp, ngoài việc tăng cường chạy bộ, chúng ta cần tập các bài tập thể hình, ví dụ như Squat, sẽ rất có ích cho việc tăng cường cơ bắp cho cơ thể.