Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi và đang có dấu hiệu ngày càng phổ biến ở người trẻ. Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chúng có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh cao huyết áp.
Giảm cân ở những người thừa cân, béo phì.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở người béo phì cao hơn gấp 2-3 lần so với người có cân nặng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể tăng thì thể tích cũng tăng, buộc mạch máu phải dùng nhiều áp lực co bóp đàn hồi hơn để đưa máu đi khắp mọi tế bào.
Ngoài ra, khi cơ thể khó đẩy máu chạy đến các tế bào, nó sẽ sinh ra hoocmon Adrenalin – 1 loại hoocmon khi hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích để đáp ứng với những căng thẳng, như giận dữ hay sợ hãi, khiến tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu và thành phần máu được lưu thông thì nó sẽ được sinh ra. Vì vậy đối với những người bị béo phì thì việc giảm cân là điều cần thiết để phòng tránh bệnh cao huyết áp.
Có chế độ ăn hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất lớn quyết định giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Ngoài việc dùng thuốc kiểm soát huyết áp hàng ngày thì chế độ sinh dưỡng và tập luyện hàng ngày là cách tốt nhất giúp bạn giảm huyết áp. Vì vậy, trong khẩu phần ăn bạn nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, natri, và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia.
Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:
- Chất đạm: Từ 0,8g đến 1g protein cho một kg cân nặng.
- Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
- Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
- Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6g.
- Chất xơ có nhiều ở rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).
- Chế độ ăn có cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.
- Cần bổ sung những thực phẩm giàu magiê, kali, và canxi. Nhìn chung, bạn nên ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh.
Tránh lạm dụng thực phẩm quá mức.

Những người bị huyết áp cao hoặc bất kỳ bệnh tim nào khác nên cố gắng tránh muối và thực phẩm có chứa natri. Hầu hết natri chúng ta tiêu thụ đến từ các món ăn đóng hộp và các sản phẩm chế biến sẵn như cà chua, pizza đông lạnh và nước ép rau củ quả đóng gói.
Thịt chế biến sẵn có thể chứa một lượng lớn natri. Những loại thịt này được chế biến, ướp và thêm nhiều muối trong quá trình sản xuất và gia công. Ngoài ra, quá trình này còn thêm gia vị, ăn kèm cùng các loại thực phẩm chứa muối khác như kim chi, phô mai hoặc bánh mì với những chiếc bánh mì kẹp thịt do đó có thể ngay lập tức tăng lượng natri của bạn.
Tăng cường chế độ tập thể dục thể thao.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tim bạn khỏe mạnh hơn, bơm máu nhiều hơn và chịu ít kháng trở hơn. Khi đó, áp lực lên thành mạch giảm, từ đó dẫn đến việc giảm huyết áp.
Tăng cường vận động có thể giúp hạ huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) trung bình từ 4 đến 9 mmHg. Hiệu quả này tương đương với một số thuốc điều trị tăng huyết áp. Đối với một số người, việc tập luyện có thể giúp họ giảm liều, hoặc thậm chí không cần sử dụng thuốc.
Nếu huyết áp của bạn đã nằm trong giới hạn bình thường, việc tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp ở quãng thời gian sau đó. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, một tiêu chí quan trọng trong kiểm soát huyết áp.
Nhưng để có thể hạ huyết áp hay giữ nó ở giới hạn bình thường, việc tập luyện cần được duy trì thường xuyên. Phải mất từ một đến ba tháng thì quá trình này mới có tác động đến huyết áp. Và để duy trì hiệu quả này, bạn đương nhiên phải tiếp tục duy trì việc luyện tập.
Hạn chế hút thuốc lá

Nguyên nhân của tình trạng tăng huyết áp ở những người hút thuốc lá là nicotin. Nicotin là chất gây nghiện, làm kích thích sản sinh adrenaline nên hút thuốc lá làm tim đập nhanh, nhịp tim trở nên nhanh hơn và huyết áp cao. Vì vậy, tình trạng này dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Huyết áp sẽ trở lại bình thường ở khoảng giữa những lần hút thuốc nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu không ngừng hút thuốc. Nếu hút thuốc lá quá nhiều lần trong ngày sẽ làm tăng chỉ số huyết áp trung bình. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng huyết áp dao động là yếu tố nguy hiểm hơn cả bệnh tim mạch.
Hút thuốc lá làm giảm hiệu quả trong lúc đang điều trị tăng huyết áp. Tình trạng này do thuốc lá có những chất làm gan sản xuất enzym đi vào máu làm hạn chế tác dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên

Việc theo tình trạng sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn sớm nhận thức được các thói quen không tốt và có những điều chỉnh trong hoạt động hàng ngày. Và cân Tanita sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn giữ được sức khoẻ tốt.
Theo Vinmec